Quy định mới về thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Tp Hồ Chí Minh
Cơ sở pháp lý cho việc xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến việc cấp giấy phép lao động, quản lý người lao động nước ngoài hiện nay cho các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động tại Việt Nam bao gồm các văn bản là Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư như sau:
- Bộ luật lao động số: 45/2019/QH14 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
- Nghị định Số: 152/2020/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2020 có hiệu lực ngày 15/2/2021 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại việt nam và tuyển dụng, quản lý người lao động việt nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại việt Nam.
- Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/08/2017 của bộ lao động thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại việt nam qua mạng điện tử.
- Danh sách số 143/KCB-PHCN&GĐ ngày 05/02/2015 của Bộ Y tế về việc cập nhật, bổ sung danh sách bệnh viện, phòng khám có đủ điều kiện theo thâm quyền khám sức cho người nước ngoài khi làm thủ tục giấy phép lao động.
Hồ sơ cấp mới giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Tp Hồ Chí Minh theo quy định mới
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo quy định mới Phụ lục I, Nghị định 152/NĐ-CP của Chính phủ năm 2020.
3. Lý lịch tư pháp cấp tại nước ngoài hoặc cấp tại Việt Nam còn thời hạn sử dụng (Không quá 06 tháng từ ngày cấp và không có án tích)
4. Văn bản chứng minh là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và giáo viên ( Bằng đại học, giấy xác nhận kinh ngiệm làm việc,..)
5. Văn bản thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài (Xem thủ tục chi tiết tại đây)
6. 02 ảnh mầu 4x6 phông nền trắng, không đeo kính.
7. Bản sao có chứng thực hộ chiếu.
8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động khác theo yêu cầu trong từng trường hợp cụ thể.
Các giấy tờ được cấp bởi Cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài thì phải Hợp pháp hoá lãnh sự và phải được dịch công chứng ra tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tp Hồ Chí Minh hoặc Ban quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất nơi Doanh nghiệp (Người sử dụng lao động) đặt trụ sở chính.
Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Tham khảo thêm:
- Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
- Thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài
- Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định mới